Văn hóa đọc

         Sách là người thầy, người bạn, là thú vui, là phương tiện đưa bạn đến đích nhanh hơn? Hay sách là cả thế giới để bạn thấy mình luôn giàu có, sống lâu và không cô đơn? “Việc đọc sách không quyến rũ quá nhiều người, nhưng hễ ai đã chọn đến với sách, thì sách là người bạn chung tình. Tôi không thể hình dung cuộc đời mình sẽ đi về đâu nếu thiếu những cuốn sách hay”. Đó là lời chia sẻ chân thành của Nhà văn Võ Thị Hảo.

Cuộc trao đổi giữaNhà văn Võ Thị Hảo với nhãn hàng Mẹ thiên nhiên

         Sách là người bạn chung tình!

Từ xưa tới nay, đọc sách vẫn được coi là một nét văn hóa của con người, bởi những kiến thức trong sách luôn là những điều mới mẻ, đầy tính khám phá hay những điều xa xưa bí ẩn. Chúng ta có thể trở về quá khứ hằng triệu năm, hay đoán bắt tương lai nhân loại hằng trăm năm từ đọc sách. Và trên thực tế, chúng ta không chỉ tìm đến với sách bởi tầm vóc vĩ đại của một người dẫn đường, một chuyên gia nhiều ngành, mà còn tìm đến sách như một nguồn thư giãn, một chốn đi về.
Thực tế, giá trị lớn nhất mà sách mang lại cho chúng ta, đó chính là sự hoàn thiện nhân cách. Những tấm gương, hành vi ứng xử của những nhân vật trong sách, truyện giúp chúng ta soi rọi bản thân, từ đó ý thức rõ hơn những phải trái, lý lẽ, hình thành cách nhìn và cách nghĩ của bản thân. Những sách văn học, lịch sử, khoa học sẽ giúp chúng ta có thái độ hợp lý trước mọi cảnh ngộ, cuộc đời; xây dựng đời sống hài hòa, nhân văn, có chiều sâu… Nói cách khác, sách đem đến cho con người một cuộc sống tốt đẹp, hòa hợp giữa bản thân với cộng đồng, môi trường xung quanh, xã hội và cả nhân loại.
Theo Thạc sĩ Phạm Ánh Sao, Giảng viên kiêm Phó chủ nhiệm Khoa Văn học, ĐH KHXH&NV cho rằng: “Đọc sách đối với tôi là thói quen không thể thay thế. Một cuốn sách hay về chuyên môn là quá trình lao động nghiêm túc của các tác giả từ 7-10 năm. Thậm chí với những tác phẩm văn học kinh điển, đó là lao động một đời của tác giả, như con tằm rút ruột nhả tơ. Những tác phẩm như vậy thường thôi thúc tôi suy ngẫm, học hỏi và tưởng tượng”.
Còn theo Thạc sỹ tâm lý Bùi Thu Thủy, ĐH QG Hà Nội: “Đọc sách sẽ giúp chúng ta trở nên tinh tế hơn khi cảm nhận, phán đoán những cảm xúc, thái độ của người khác; nhạy cảm, linh hoạt hơn khi xử lý những vấn đề phát sinh từ cuộc sống. Trong giao tiếp, bạn biết khi nào nói, khi nào ngưng, khi nào đặt câu hỏi khơi gợi hay sử dụng cử chỉ phi ngôn ngữ. Và đặc biệt, nếu đọc sách thường xuyên và khoa học thì kiến thức của người đọc luôn mở rộng và năng lực tư duy lôgic sẽ không ngừng được rèn luyện. Bác Hồ của chúng ta là một tấm gương về đọc sách, dù không học qua nhiều trường lớp, nhưng Người đã trở thành nhà chính trị, quân sự, ngoại giao lỗi lạc”.
Nhiều người, tuy nghề nghiệp không yêu cầu quá cao về việc đọc sách, chẳng hạn như người lao động chân tay, lao động giản đơn. Nhưng ngay cả trong tầng lớp này, người chịu đọc và có văn hóa đọc cũng rất dễ nhận ra. Họ thường mơ mộng hơn, lịch sự hơn, tôn trọng người khác hơn, có năng lực tham khảo và thu nhận kiến thức tốt hơn. Họ cũng thường có khả năng tổ chức cuộc sống và có kỹ năng lao động tốt; sống tự chủ, nội tâm và ít sợ hãi. Thành công cũng dễ đến với họ hơn, bởi họ thường biết kết hợp giữa kinh nghiệm bản thân với tri thức lĩnh hội được từ việc đọc sách.
        Hãy nghe sách từ trong bụng mẹ!
        “Tôi may mắn nghe sách từ trong bụng mẹ và sinh ra trong một gia đình trọng chữ, trọng sự tinh tế. Mẹ thường hát ru tôi bằng truyện thơ như Kiều, Cung oán ngâm, Chinh phụ ngâm… Cha thường ru tôi bằng những bài thơ. Các anh chị của tôi thì mang về nhà những cuốn sách hay như Truyện cổ Anderxen, Thần thoại Hy lạp, Hội chợ phù hoa, Thằng ngốc, Chiến tranh và hòa bình, Tam quốc, Đông chu liệt quốc, Hồng lâu mộng…và những cuốn trích giảng văn học. Dù chưa biết đọc, nhưng nhìn thấy môi trường xung quanh đầy tranh và sách, tôi đã cảm nhận được và trở nên tò mò, yêu thích sách từ đó. Cho tới khi biết đọc, tôi thực sự đã ngấu nghiến chúng như báu vật”, Nhà văn Võ Thị Hảo chia sẻ.
Theo Thạc sỹ tâm lý học Lê Thị Thanh Thủy: “Một người nên có thói quen đọc sách càng sớm càng tốt. Đối với trẻ em, lứa tuổi đang phát triển về ngôn ngữ, tư duy và tưởng tượng thì sách lại càng có ý nghĩa quan trọng đối với các em. Qua sách các em được rèn luyện cách nói làm sao cho ngắn gọn dễ hiểu, được bộc lộ cảm xúc, được nâng cao kiến thức. Đặc biệt đọc sách là cách tốt nhất giúp trẻ phân biệt được những điều đúng sai, rút ra được những bài học về nhận thức, hoặc các bài học có giá trị đạo đức. Từ đó trẻ trở nên nhanh nhạy, nhạy bén hơn trong cuộc sống”.
Nhưng làm gì để kích thích niềm đam mê đọc sách của con trẻ? Chắc chắn cha mẹ phải là tấm gương về đọc sách. Ngoài ra, cha mẹ nên đọc sách đều đặn cùng con, khoảng 15p mỗi ngày trước giờ đi ngủ. Khi trẻ chưa hiểu hoặc không hiểu hết những điều hay của kiến thức trong cuốn sách, tình huống trong câu chuyện thì cha mẹ chính là người dẫn dắt, giúp trẻ khám phá thêm. Nhờ sách mà cha mẹ và trẻ có dịp để nói chuyện với nhau nhiều hơn, hiểu nhau hơn thông qua việc bày tỏ chính kiến về cuốn sách. Việc tặng quà cho con bằng những cuốn sách con thích cũng là cách giúp con nuôi dưỡng thói quen đọc mà không bị nhàm chán.
Nhà văn – dịch giả Nguyễn Bản hồi tưởng : “Khi tôi lên 8 tuổi, mẹ tôi mất. Lúc đó tôi đã tìm đến sách như một người bạn. Tôi đọc quyển Thích Ca Mâu Ni và kể lại cho bà ngoại nghe. Bà tôi hiền từ bảo: Cháu phải tu dưỡng thật tốt thì mới có thể gặp được mẹ. Tôi hồn nhiên tin theo và hình thành thói quen đọc sách để tu dưỡng bản thân từ đó. Theo tôi, dù mỗi người có một con đường đến với sách khác nhau, nhưng mẫu số chung đó là lòng nhân văn, tính tự chủ và tinh thần phản biện”.
Tam tự kinh có câu: “Vạn bạn giai hạ phẩm, duy hữu độc thư cao: Mọi thứ đều là hạ phẩm chỉ có đọc sách là cao quý mà thôi”. Một gia đình chỉ thấy kiếm chác, ăn nhậu và tục tằn, những đứa con sinh ra sẽ bị tước đoạt mất quyền được đọc sách. Đó chính là chiếc chìa khóa vạn năng đi vào kho tàng kiến thức là niềm hãnh diện cao thượng của kẻ làm người.
        Và đừng để mình thong manh về văn hóa  
Vẫn có câu nói, sách là người bạn không bao giờ phản bội. Đấy là cách để nói về những quyển sách có nội dung và ý nghĩa hay. Trong cuộc sống vốn rất nhiều thứ phức tạp khiến chúng ta phải tinh tế lựa chọn thì việc chọn sách để đọc lại càng cần phải tinh tế hơn nữa. Có những loại sách in ra chỉ làm xói mòn nhân cách con người. Vậy vấn đề ở đây là chọn sách nào để đọc, đọc như thế nào và học được gì từ sách sẽ phản ánh văn hóa đọc của mỗi người.
“Người đọc có thể đang ở trên một con thuyền giữa biển nước mênh mông nhưng lại chết khát vì uống phải nước mặn và nước ô nhiễm. Chỉ có một vài dòng hải lưu có nước ngọt nhưng không biết nhận ra nó bởi màu sắc của chúng không bắt mắt như biển nước mặn và ô nhiễm. Tìm những dòng hải lưu ấy là chọn đọc sách có văn hóa đấy”, Nhà văn Võ Thị Hảo.
Nhưng làm thế nào để lựa chọn được sách tốt? Chỉ có những người có hiểu biết sâu sắc, đọc nhiều rồi thì mới tự tạo lập cho mình một cái kế hoạch đọc sách hoặc một sự lựa chọn đúng đắn. Với những người ít đọc, những người không có thói quen thì đây là việc rất khó. Họ phải tham khảo những người hiểu biết mà mình tin cậy như bạn bè, thầy cô hoặc các kênh truyền thông chính thống. Đối với việc đọc sách trong giới trẻ, vai trò của nhà trường là quan trọng, giúp khơi gợi cảm hứng yêu sách, yêu văn học chân chính (chân, thiện, mỹ). Sách tốt là sự kết tinh những giá trị văn hóa của con người, của một đất nước, của một dân tộc và của cả nhân loại. Những người đọc sách thường xuyên hoặc chăm đọc sách chắc chắn sẽ được tu dưỡng và rèn luyện nhiều hơn, có những ảnh hưởng văn hóa của nhân loại và có tấm lòng cao cả.
Theo thầy Phạm Ánh Sao: “Đọc sách nghiêm túc đã đem lại cho tôi nghề nghiệp, thậm chí cả danh tiếng. Đối với sách chuyên môn tôi thường tìm đọc những công trình được viết ra thấm đẫm mồ hôi, thậm chí cả xương máu của tác giả, giúp tôi tiếp nhận được tri thức, tinh thần, thái độ, nhiệt huyết và cách thức làm việc khoa học. Từ việc tiếp thu được những sáng tạo của nhân loại, tôi lại trở thành một người sáng tạo. Nếu không là một độc giả tốt, tôi không thể trở thành một tác giả tốt, nếu không là một sinh viên tốt, tôi không thể làm một ông thầy tốt được”.
“Thật  mừng khi chúng ta đã có Ngày hội đọc sách được tổ chức hăng năm, tại một số nơi như: Văn Miếu Quốc Tử Giám, thư viện ĐH Quốc gia… và cần mở rộng mô hình này cho cả nước. Chúng ta nên chú trọng mở và xây dựng các thư viện ở xã phường, thôn bản, dòng họ trên khắp Việt Nam để giúp đỡ những người nghèo, vùng sâu vùng xa cho tới những người giàu ở ngay đô thị, ngồi trên đống vàng mà thong manh về văn hóa. Khi đã có tủ sách, ngay cả người mù chữ nếu qua lại nhiều lần, nhìn thấy người khác cầm quyển sách trên tay, họ cũng có thêm thời gian nghĩ về cái đẹp và sự cao thượng. Từ sách, ta sẽ khai mở dân trí và từ dân trí tác động đến dân sinh và nhân cách. Ở làng quê tôi, nhờ có tủ sách dòng họ, bọn trẻ học tốt hẳn lên. Chúng thực sự được tận hưởng niềm hân hoan của kẻ được bơi trong sự Biết và Mơ mộng”, Nhà văn Võ Thị Hảo.

Hà Nội, ngày 18/03/2014
Phạm Thị Hương

                                                                                                                                                                 

TỦ SÁCH VĂN HỌC GIA ĐÌNH
(Đây được xem là những tác phẩm mẫu mực và kinh điển của văn học thế giới mọi thời đại)

Tủ sách Thiếu nhi

STT
 Tác phẩm
Tác giả Xuất xứ/ Xuất bản Chú thích
01
Sách Danh nhân văn hóa, Anh hùng dân tộc Nhiều tác giả
Việt Nam và thế giới
 
02 Sách Tập đọc và Văn học Nhiều tác giả  Bộ GD&ĐT
03 100 Truyện cổ tích thế giới chọn lọc Dân gian thế giới NXB Văn hóa Thông tin, năm 1995
04 Truyện cổ tích Việt Nam chọn lọc Dân gian Việt Nam NXB Văn hóa Thông tin, năm 1995  65 truyện
 05  Truyện cổ tích Grimm  Dân gian Đức  Xuất bản tại Đức, năm 1812
 06  Hoàng tử bé  Nhà văn kiêm phi công Pháp, Antoine de Saint-Exupéry  Xuất bản tại Pháp, năm 1943  được dịch ra 250 thứ tiếng
07 Những tấm lòng cao cả  Nhà văn người Ý, Edmondo De Amicis Xuât bản tại Ý, năm 1886.
 08  Không gia đình  Văn hào Pháp Hector Malot  Xuất bản tại Pháp, năm 1878  Giải thưởng của Viện Hàn lâm Văn học Pháp
 09  Thời thơ ấu  Nhà văn Nga Maksim Gorky  Xuất bản tại Nga, từ năm 1913- 1914  Nằm trong “Bộ ba tự truyện”
 10   Kiếm sống  Nhà văn Nga Maksim Gorky  Xuất bản tại Nga, từ 1913- 1914  Nằm trong “Bộ ba tự truyện”
 11  Những trường đại học của tôi  Nhà văn Nga Maksim Gorky  Xuất bản tại Nga, năm 1923  Nằm trong “Bộ ba tự truyện”
 12  Túp lều của bác Tom  Nhà văn người Mỹ Harriet Beecher Stowe  Xuất bản tại Mỹ, năm 1852
 13  Ông lão và biển cả  Nhà văn Cu ba Ernest Hemingway  Xuất bản tại Cu Ba, năm 1952
 14  Ông lão đánh cá và con cá vàng  Nhà văn, Nhà thơ Nga Pushkin  Xuất bản tại Nga, năm 1833   Truyện thơ
15 Cuộc đời của Pi Nhà văn Canada Yann Martel Xuất bản tại Canada, năm 2001  Tiểu thuyết
16  Tôt tô chan cô bé bên cửa sổ  Tác giả Nhật Bản Kuroyanagi Tetsuko  Xuất bản tại Nhật Bản, năm 1979.  Cuốn tự truyện, bán chạy nhất Nhật Bản sau thế chiến thứ 2.
 17  Con Bim trắng tai đen  tác giả Nga G.Trôiepônxki  Xuất bản tại Nga, đầu thế kỷ 20
 18  Hai vạn dặm dưới biển  Nhà văn Pháp Jules Verne  Xuất bản tại Pháp, năm 1870  Tiểu thuyết khoa học viễn tưởng
 19  Robinson Crusoe lạc trên đảo hoang  Nhà văn Anh Daniel Defoe  Xuất bản tại Anh, năm 1719
 20  Đảo giấu vàng  Nhà văn người Scotland, Robert Louis Stevenson  Xuất bản tại Scotland, năm 1883.  Tiểu thuyết
21 Cuộc phiêu lưu của Pinocchio Tác giả người Ý, Carl Colloodi Xuất bản tại Ý, năm 2012
 22  Cuộc phiêu lưu của Huck Finn  Nhà văn Mỹ, Mark Twain  Xuất bản tại Mỹ, năm 1884  Một trong những tác phẩm vĩ đại nhất của nền Văn học Hoa Kỳ
 23  Trên sa mạc và trong rừng thẳm  Nhà văn Ba Lan, Henrích Sienkiêvich  Xuất bản tại Ba Lan, năm 1912.
 24  Chuyện phiêu lưu của Tom Sawyer  Nhà văn Mỹ, Mark Twain  Xuất bản tại Mỹ, vào đầu thế kỷ 20
25 Phù thủy xứ OZ tác giả Mỹ, Lyman Frank Baum Xuất bản tại Mỹ, năm 1900 Tiểu thuyết
26 Tiếng gọi nơi hoang dã Nhà văn Mỹ, Jack London Xuất bản tại Mỹ, năm 1903 Tiểu thuyết
27 Almanach- 5000 năm nền văn minh thế giới Nhiều tác giả NXB Văn hóa Thông tin, năm 2013
28 252 Quốc gia và lãnh thổ trên thế giới Nhiều tác giả NXB Thế giới, năm 2010
29 Thế giới bí mật của trẻ thơ Giáo sư người Canada Thérèse Gouin- Décarie NXB Văn hóa Thông tin, năm 2010 Dịch giả Nguyễn Hiến Lê
30 Sách hạt giống tâm hồn Nhiều tác giả NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2010
31 Trọn bộ các tác phẩm văn học Thạch Lam, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân, Nguyễn Du, Tô Hoài, Vũ Trọng Phụng, Lỗ Tấn, Tagor (thơ), Pushkin (thơ),…


* Tủ sách Người lớn

 STT  Tác phẩm  Tác giả  Xuất bản/ Xuất xứ  Chú thích
 01  Tấn trò đời  Nhà văn Pháp Honoré de Balzac  Gồm 95 tác phẩm được Banzac gộp lại vào năm 1842
 02  Chiến tranh và hòa bình  Đại văn hào Nga Lép tôn-xtôi  Xuất bản tại Nga, lần đầu từ 1865- 1869  Là một trong những bộ tiểu thuyết vĩ đại nhất của văn học thế giớí và bách khoa toàn thư về Nghệ thuật quân sự thế giới.
 03  Tiếng chim hót trong bụi mận gai  nữ văn sĩ Úc Colleen McCulough  Xuất bản tại Úc, năm 1977  Đây là câu chuyện tình được diễn tả bằng bốn chữ “Nỗi đau tuyệt vời” của Meggie với cha Ralph.
 04  Những người khốn khổ  Văn hào Pháp Victor Hugo  Xuất bản tại Pháp, năm 1862.  Tác phẩm được đánh giá là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng nhất của Văn học thế giới thế kỷ XIX.
 05  Sông đông êm đềm  Nhà văn Nga Mikhail Aleksandrovich Sholokhov  Ra đời vào năm 1928  Tác phẩm cũng đã mang lại cho ông Giải Nobel văn học, năm 1965
 06  Tam quốc diễn nghĩa  Tác giả Trung Quốc, La Quán Trung  Viết vào thế kỷ XIV   Được xem là một trong 4 tác phẩm cổ điển hay nhất của Văn học Trung Quốc (Tứ đại danh tác) với khoảng 120 chương hồi.
 07  Cuốn theo chiều gió  Nữ văn sỹ Mỹ Margaret Mitchell  Xuất bản tại Mỹ, năm 1936  Đoạt giải thưởng danh giá nhất của Văn học và Báo chí Mỹ, năm 1936.
 08  Đông chu liệt quốc  Tác giả Sái Nguyên Phóng cải biên  Tác phẩm đề cập đến thời kỳ lịch sử khoảng 400 năm của Trung Quốc, từ đời Tuyên Vương nhà Chu cho tới thời Tần Thủy Hoàng.
 09  Thủy Hử  Tác giả Trung Quốc Thi Nại Am  Là một trong Tứ đại tác danh của Văn học cổ điển Trung Quốc. Cốt truyện là sự hình thành của một nhóm người chống lại triều đình trở thành giặc cướp, gọi là 108 Anh hùng Lương Sơn Bạc.
 10  Hồng lâu mông Tác giả Trung Quốc Tào Tuyết Cần Sáng tác khoảng giữa thế kỷ XVIII, triều đại nhà Thanh Trung Quốc.  Là một trong Tứ đại tác danh của Văn học cổ điển Trung Quốc và là một trong những cuốn sách bán chạy nhất mọi thời đại.
 11  Nhà thờ đức bà Paris  Văn hào Pháp Victor Hugo  Xuất bản tại Pháp, năm 1831  Tác phẩm ra đời xuất phát từ mong muốn viết một cuốn tiểu thuyến về ngôi Nhà thờ nổi tiếng ở thủ đô Paris.
 12  Người Mẹ  Nhà văn Nga Maxsim Gorky  Xuất bản năm 1907
 13  Đất vỡ hoang  Nhà văn Nga Sholokhov   Xuất bản năm 1932- 1960  Tiểu thuyết 2 tập
 14  Thép đã tôi thế đấy  Nhà văn Nga Nikonlai Alekseyevich Ostrovsky  Xuất bản tại Nga, năm 1938  Tiểu thuyết cách mạng
 15  Hội chợ phù hoa  Nhà văn Anh, William Makepeace Thackeray  Xuất bản vào đầu thế kỷ XIX  Là cuốn tiểu thuyết không có anh hùng, nội dung châm biếm xã hội Anh đầu thế kỷ XIX
 16  Đôn ki-hô-tê hay Đông-ki-sốt  Nhà văn Tây Ban Nha Miguel de Cervantes Saavedra  Xuất bản từ năm 1605 – 1615   Đôn ki-hô-tê nhà hiệp sĩ quý tộc tài ba xứ Mancha
 17  Ba người lính ngự lâm  Nhà văn Pháp Alexandre Dumas cha  Xuất bản tại Pháp, năm 1844  Bộ tiểu thuyết về những cuộc phiêu lưu của chàng ngự lâm dArtagnan từ lúc còn trẻ đến lúc già.
 18  Bá tước Monte Cristo  Nhà văn Pháp Alexandre Dumas cha  Xuất bản từ năm 1844- 1846  Là một cuốn tiểu thuyết lịch sử, phiêu lưu.
19 Chuông nguyện hồn ai Nhà văn Mỹ Ernest Miller Hemingway Xuất bản năm 1940 Tiểu thuyết chiến tranh.
 20  Bà Bovary   Nhà văn Pháp Gustave Flaubert   Xuất bản tại Pháp, năm 1857  Tiểu thuyết này được đánh giá là chau chuốt về nghệ thuật và hình thức. Là cuốn sách bán chạy nhất tại Pháp, năm 1857.
 21  Đỏ và đen  Nhà văn Pháp Stendhal  Xuất bản tại Pháp, năm 1830
 22  Đồi gió hú  Nữ văn sỹ Anh Emily Bronte  Xuất bản tại Anh, năm 1847  Tác phẩm này được coi là tiểu thuyết kinh điển của Văn học Anh.
23 Anna Karenina Đại văn hào Nga Lép tôn-xtôi Xuất bản năm 1877 Là cuốn tiểu thuyết hiện thực.
24 Jên Erơ hay Jane Eyre Nhà văn Anh Charlotte Bronte Xuất bản năm 1847 Là một trong những tiểu thuyết có ảnh hưởng sâu sắc và nổi tiếng nhất của nền Văn học Anh.
25 Ruồi trâu Nữ văn sĩ gốc BaLan, Ethel Lilian Voynich Xuất bản tại Mỹ, năm 1897 Tiểu thuyết kể về chàng thanh niên đã hiến cả cuộc đời, hi sinh tất cả tình cảm riêng tư cho lý tưởng cách mạng.
26 Trăm năm cô đơn Nhà văn Colombia Gabriel Garcia Marquez Xuất bản lần đầu bằng tiếng Tây Ban Nha, năm 1967
 27  Ai- van-hô (Ivanhoe)  Nhà văn Anh Walter Scott  Xuất bản tại Anh, năm 1820
 28  Emma  Nhà văn Anh Jane Austen  Xuất bản lần đầu tiên tại Anh, năm 1815  Nhân vật chính là Emma Woodhouse, một cô gái xinh xắn, thông minh và giàu có.
 29  Hoa tuy líp đen  Nhà văn Pháp Alexandre Dumas cha  Là cuốn tiểu thuyết tình cảm.
30 Miếng da lừa Nhà văn Pháp Honore de Balzac Ra đời năm 1831
31 Viên mỡ bò Nhà văn Pháp Guy de Maupassant Xuất bản năm 1880
 32  Bông hồng vàng và Bình minh mưa  Nhà văn Nga Paustovsky  Truyện ngắn lãng mạn, được đề cử Giải Nobel văn học năm 1965
33 Chiếc lá cuối cùng Nhà văn Mỹ O.Henry Là một chuyện ngắn nhân văn, giàu ý nghĩa
34 Épghênhi Ônhêgin Văn hào Nga Pushkin- Mặt trời của thơ ca nga Xuất bản năm 1830 Tiểu thuyết thơ
35 Tuyển tập thơ tác giả Tagor
36 Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi Tác giả Andrew Matthews Xuất bản tại Việt Nam, tháng 6/2005
 37  Các tác phẩm đoạt giải Nobel văn học  Nhiều tác giả  Hằng năm

DANH SÁCH THƯ VIỆN
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

 STT  Địa bàn  Địa chỉ thư viện  Ghi chú
I Hoàn Kiếm 1. Thư viện quốc gia việt Nam
Đ/c: 31 Tràng Thi; Đt:04-38255397
2.Thư viện Trường ĐH Mỹ thuật Hà Nội
Đ/c: 42 yết Kiêu
Email: thuviendaihocmythuathn@yahoo.com
3. Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Dược Hà Nội
Đ/c: 13-15 Lê Thánh Tông; ĐT: 04.382 433 25
4. Thư viện Quân đội
Đ/c: 83 Lý Nam Đế; ĐT: 04.38235130/ 069.554546
5. Thư viện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Đ/c: 49 Lý Thái Tổ; ĐT: 04.38240298
6. Phòng Tư liệu – Thư viện Báo Nhân dân
Đ/c: 71 Hàng Trống; ĐT: 04.38254231 (máy lẻ 228)
7. Thư viện Thông tin Khoa học xã hội
Đ/c: 26 Lý Thường Kiệt; ĐT: 04.38253074 /04.38264243
8. Thư viện Khoa học và Kỹ thuật TW
Đ/c: 24 -26 Lý Thường Kiệt, Hà Nội; ĐT: 04.39349923
Email: webadmin@vista.gov.vn
9. Thư viện Bộ Lao động thương binh và xã hội
Đ/c: Số 2 Đinh Lễ; ĐT: 04.39345711; Email: molisa@fpt.vn
10. Thư viện Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
Đ/c: 39 Hàng Chuối; ĐT: 04.39720063
11. Thư viện văn phòng Bộ Văn hóa Thông tin
Đ/c: 51 – 53 Ngô Quyền; ĐT: 04.3943 8231 (Máy lẻ 124, 195)
12.  Phòng Tư liệu – Thư viện Đài Tiếng nói Việt Nam
Đ/c: 41 – 43 Bà Triệu; ĐT: 04.39364182
13. Phòng Hành chính – Lưu trữ – Thư viện TW Đoàn thanh niên CS HCM
Đ/c: 62 Bà Triệu; ĐT: 04.39434091
II Ba Đình 1. Thư viện – Phòng đọc Nghiên cứu Bộ Ngoại giao
Đ/c: Số 1 Tôn Thất Đàm;Web: www.ilibsrv/opac
2. Thư viện Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Đ/c: Số 2 Ngọc Hà; ĐT: 04.37332170/04.38235618;
Email: mardlib@agroviet.gov.vn; Web: www.agroviet.gov.vn
3. Thư viện Bộ Thủy sản
Đ/c: Số 10 Nguyễn Công Hoan; ĐT: 04.3831 8040
Email: ttam.bts@hn.vnn.vn;
Web: www.ficen.org.vn/fistenet.gov.vn
4. Trung tâm Thông tin Thư viện và Cơ sở dữ liệu Viện Khoa học Pháp lý – Bộ Tư Pháp
Đ/c: 58 – 60 Trần Phú; ĐT: 04.37340261 (thư viện)
5. Phòng Lưu trữ – Thư viện Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Đ/c: Số 2 Hoàng Văn Thụ; ĐT: 08044328
6. Thư viện Ban tư tưởng Văn hóa TW
Đ/c: P402 – 405, Số 2B Hoàng Văn Thụ; ĐT: 08045560
7. Thư viện Quốc hội
Đ/c: 37 Hùng Vương (Số 2 Bắc Sơn, Ba Đình, Hà Nội)
ĐT: 080 48666 / 08046500
Email: vnlibrary@hn.vnn.vn
http://thuvien.vpqh.gov.vn/libol/search/index.asp
III Hai Bà Trưng 1. Trung tâm TT – TV Trường ĐH Kinh tế quốc dân
Đ/c: 207 đường Giải Phóng; ĐT: 04.38693490
Email: thuvien@neu.edu.vn; Web: www.linc.vcu.edu.vn
2. Thư viện và mạng thông tin trường ĐH Bách khoa Hà Nội
Đ/c: Số 1 Đại Cồ Việt; Web: www.linc.hut.edu.vn
3. Trung tâm Thông tin – Tư liệu – Thư viện Đại học Xây dựng
Đ/c: 55 Giải Phóng; ĐT: 04.38691458
4. Phòng đọc cơ quan Bộ Công nghiệp
Đ/c: Tầng 4, Văn phòng Bộ Công nghiệp, 54 Hai Bà Trưng
ĐT: 04.38253831/ 04.38258311 (máy lẻ: 421)
5. Thư viện Khoa học Công nghệ Bộ Xây dựng
Đ/c 37 Lê Đại Hành
ĐT: 04.39741757; Web: www.moc.gov.vn
6. Phòng Thông tin – Tư liệu Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Đ/c: 82 Trần Hưng Đạo; ĐT: 04.38220710
Web: www.congdoanvn.gov.vn
7. Thư viện Bộ Nội vụ
Đ/c: 37A Nguyễn Bỉnh Khiêm; ĐT: 04.39780878
6. Ban Thông tin Tư liệu – Tạp chí Cộng sản
Đ/c: Số 1 Nguyễn Thượng Hiền
ĐT: 04.37753605; Email: BBTTCCS@hn.vnn
IV Đống Đa 1. Thư viện trường ĐH Luật Hà Nội
Đ/c: 87 Nguyễn Chí Thanh; ĐT: 04.37730474
Email: thuviendhlhn@yahoo.com; Web: www.linc.hut.edu.vn
2. Thư viện Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội
Đ/c: 91 đường Chùa Láng; ĐT: 04.37750383
Email: thuvien_ftu@yahoo.com; Web: www.ftu.ed.vn
3. Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia
Địa chỉ: 77 đường Nguyễn Chí Thanh
ĐT:04.38359866
4. Trung tâm Thông tin – Thư viện Nhạc viện Hà Nội
Đ/c: 77 Hào Nam, Ô Chợ Dừa
ĐT: 04.38563990; Email: hoalibrary@yahoo.com
5. Thư viện Đại học Thuỷ Lợi
Đ/c: 175 Tây Sơn; ĐT: 04.35631979
6. Trung tâm Thông tin, Thư viện Học viện Quan hệ quốc tế
Đ/c: 64 Chùa Láng; ĐT: 04.38344540 (Máy lẻ 161)
7. Trung tâm Thông tin KHKT Giao thông Vận tải – Bộ Giao thông Vận tải
Đ/c: 1252 đường Láng
ĐT: 04.37664764/ 04.37664770/ 04.37664771
8. Thư viện Thương mại, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Đ/c: Số 9 Đào Duy Anh; ĐT: 04.35742022 (máy lẻ 340)
Email: nguyenvanchinhvcci@yahoo.com.vn
Web: www.thuvienvcci.com
9. Thư viện Đài truyền hình Việt Nam
Đ/c: 43 Nguyễn Chí Thanh
ĐT: 04.39355931 (máy lẻ 2266)
V Cầu Giấy 1. Trung tâm TT – TV Đại học Quốc gia Hà Nội
Đ/c: 144 Xuân Thuỷ
ĐT: 04.37547 577; Web: www.lic.vnu.edu.vn
2. Trung tâm TT – TV Đại học Thương mại
Đ/c: Đường Hồ Tùng Mậu, phường Mai Dịch
ĐT: 04.38348405;
Email: tvien@vcu.edu.vn; Web: www.linc.vcu.edu.vn
3. Trung tâm TT – TV trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Đ/c: 136 đường Xuân Thuỷ; ĐT: 04.3834 1859
Email: thuviendhsphn@yahoo.comthuvien@dhsphn.edu.vn
4.Trung tâm thông tin – thư viện Học viện Tài chính
Đ/c: Số 8 Phan Huy Chú (và xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm)
ĐT: 04.39331869/ 04.38385507 (xin 610)
Website: http://lic.hufs.edu.vn
5. Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Đ/c 135 Nguyễn Phong Sắc, Nghĩa Tân; ĐT: 04.38363612
Email: ttkh@npa.org.vn; Web: vttkh.hcmnpa.org.vn
6. Thư viện Khoa học – Trung tâm Thông tin, Tư liệu Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Đ/c: 18 Hoàng Quốc Việt
ĐT: 04.38364620; Email: ISIvn@ISI.ac.vn
VI Hoàng Mai
VII Tây Hồ
VIII Thanh Xuân 1. Trung tâm thông tin – thư viện Trường Đại học Hà Nội
Đ/c: Km9 đường Nguyễn Trãi,
Email: lichufs@gmail.com; Website: http://lic.hufs.edu.vn
IX Gia Lâm 1. Trung tâm thông tin – thư viện Trường Đại học Nông nghiệp I
Đ/c: Thị trấn Trâu Quỳ; Điện thoại: 04.38766711 – Fax: 04.308767170
Email: Inforlib@hau1.edu.vn; Website: www. hau1.edu.vn
X Hà Đông
XI Từ Liêm 1. Thư viện trường ĐH Mỏ địa chất Hà Nội
Đ/c: Đông Ngạc; ĐT: 04.38385094
2. Trung tâm Thông tin – Thư viện trường Đại học Công nghiệp HN
Đ/c: Xã Minh Khai
ĐT: 04.37655121 (máy lẻ 242);
Web: www.haui.edu.vn; Email: ngocanh@haui.edu.vn
XII Đông Anh

Chủ sản phẩm Mẹ thiên nhiên, xin trân trọng cảm ơn bạn Nguyễn Thị Hồng Vân, cán bộ Thư viện Quốc gia đã cung cấp đến Mẹ thiên nhiên bản danh sách này! Chúng tôi cũng mong tiếp tục nhận được những thông tin từ phía các bạn độc giả, để danh sách chỉ dẫn này được đầy đủ hơn. Xin trân trọng cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *