Tín ngưỡng & Tâm linh

Chùa tôi!

“Chùa tôi vang tiếng chuông, chiều buông theo khói sương, trầm hương nương gió đưa hương thơm tỏa mát. Chùa tôi trong nắng mai, màu lam bay thướt tha, gặp nhau chắp tay A di đà phật …
“Chùa tôi dưới bóng trăng, đàn em vui múa ca, hồn nhiên tươi thắm như nụ hoa hồng nhung. Dù gian nan khó nguy, dù thân tâm xót xa, lòng tôi vẫn luôn giữ câu niệm kinh!” …

Thượng tọa Thích Từ Giang

          

 

Nguyễn Thị Giang, tại chùa Ái Mộ, quận Long biên, Thành phố Hà Nội  (Ngày 28 tết Nhâm thìn)

Nam mô a di đà Phật!  

Lời mở đầu trong bài khấn nguyện của mỗi Phật tử, mỗi người dân khi đi lễ chùa: “Nam mô A di đà Phật!”, là để  tưởng nhớ tới đức Phật và bày tỏ tâm nguyện muốn bỏ ác, tu thiện để được vãng sinh sang Tây phương cực lạc. “Nam mô A di đà Phật” còn là lời mở đầu trong nghi thức chào nhau của người nhà Phật và của mỗi chúng ta khi gặp gỡ các Tăng, Ni, Phật tử trong chùa (cùng chắp tay, cúi đầu và “Nam mô A di đà Phật” hoặc “A di đà Phật”), đó là lời chào tôn kính dành cho tính Phật ở trong nhau.
Theo Hòa Thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch thường trực, Hội đồng trị sự Trung ương, Giáo hội Phật giáo Việt Nam: “Việt Nam, do đặc điểm Tam giáo đồng nguyên (Phật – Lão – Khổng), nên chùa ngoài việc thờ Phật – Thích ca mâu ni còn thờ Thánh và các vị Thần. Do vậy, chùa Việt thường có hàng trăm ban thờ và bệ thờ. Phật tử và người đi chùa chỉ cần sắp lễ đại diện tại ba ban: Ban chính Nhà Tiền đường; Ban chính Nhà Chính điện (Tam Bảo) và ban chính Nhà Tổ. Lễ vật gồm hoa quả: Cam, Táo, Lê, Chuối; hoa Huệ, hoa Sen, hoa Hồng,…
Nghi thức trước nhất của một Phật tử và khách thập phương đến lễ chùa là thắp một nén nhang ngoài sân, thưa lên đức Phật, Thánh, Thần về sự có mặt của mình và gia quyến. Nghi thức tiếp theo là hành lễ: Chắp tay cúi lạy, niệm Nam mô a di đà phật (3 lần), nêu rõ ngày tháng, lý do làm lễ và tự xưng về bản thân. Nếu tín chủ có nỗi niềm uẩn ức, xin hãy bày tỏ hoặc sám hối trước bàn thờ đức Phật và Thánh, Thần để được đại xá cho cõi lòng thanh thản; và cầu cho ông bà, tổ tiên linh hồn được siêu thoát, cha mẹ mạnh khỏe, gia đình an vui, làm ăn phát đạt, con cái chăm ngoan, học giỏi.
Theo Hòa Thượng Thích Thanh Nhiễu, chùa Việt Nam từ khởi nguồn không chỉ là nơi tu hành của các nhà sư, nơi làm lễ của các tín đồ, mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa làng xã qua nhiều đời. Do vậy, ngày nay mỗi ngôi chùa ở Việt Nam vào những ngày rằm, mồng một đều trở thành bàn thờ của cộng đồng. Đặc biệt, Lễ Cầu an đầu năm tại các ngôi chùa – thủ phủ của nền Phật giáo, được xem như một Đại lễ nhân dân. Hoạt động này diễn ra tại 14.775 ngôi chùa trên khắp cả nước, kéo dài từ mồng 1 tết đến hết ngày 15 tháng giêng, với sự tham gia của gần 45 triệu Phật tử và 90% người dân.
Cầu bình an tại các ngôi chùa luôn là sự lựa chọn đắc địa, bởi đây là chốn tâm linh hội tụ (giống như Đàn tế); nơi mỗi năm hàng vạn, hàng triều lượt người cùng khấn nguyện và gửi gắm lòng tín ngưỡng của mình. Trong buổi Lễ Cầu an, các tín chủ cùng dâng lên những lễ vật, thể hiện lòng thành kính với đức Phật, Thánh, Thần; đọc những tờ sớ bày tỏ niềm ước vọng (đại diện cho gia đình, tổ chức, cơ quan) cho một năm mới vạn vật được thuận hòa, may mắn và phát triển; đất nước được quốc thái dân an; gia đình được ấm no và hạnh phúc. Tuy nhiên, hành Lễ Cầu an tại tư gia hiện cũng là nguyện vọng của không ít người dân (thờ Phật tại gia), nhưng theo Hòa Thượng Thích Thanh Nhiễu, điều đó không hẳn đã trọn vẹn.
Chúng sanh giác ngộ từ quang khơi lòng! 

Phạm Thị Hương, tại chùa Ái Mộ, quận Long biên, Thành phố Hà Nội (Ngày 28 tết Nhâm thìn)

Theo quan niệm nhà Phật: Lễ Phật, lạy Phật trước hết không phải vì xin tha tội, ban ân, mà vì quý kính một đấng lòng từ bi tràn trề, trí giác ngộ viên mãn. Lạy Phật để thấy mình còn thấp thỏi, ti tiện, bỏ hết những ngạo mạn để học đòi gương sáng của Ngài. Lạy Phật là động cơ đẩy mạnh chúng ta tiến mãi trên con đường đạo đức. Quả như câu nói “Kính thấy mới được làm thầy”.
Đạo Phật cho rằng, Phật tử đi chùa là để gặp Tăng, Ni, nghe giáo lý, học hỏi chánh pháp, tập tu đức hạnh theo gương đức Phật, chứ không phải vì cầu xin ban ân mà đến chùa. Và Phật tử đến chùa, đôi khi chỉ để ngồi yên trên tảng đá, dưới cội bồ đề nghe tiếng gió thì thào, giọng chim líu lo và thoang thoảng ngân nga tiếng mõ chuông chiều,… cảnh tĩnh mịch khiến tâm hồn lắng xuống và thư thái.
Ba mươi năm trước, người đi lễ chùa thường chỉ là Phật tử ( trẻ nhỏ đi theo ông bà). Ngày nay, người mộ đạo đã khác, ngoài Phật tử còn có rất nhiều tín đồ trẻ tuổi. Họ xuất hiện hùng hậu trong những ngày rằm, mồng một hay lễ tết. Chỉ tiếc rằng, người đến chùa thì đông, mà người hiểu về đức Phật, hiểu về nghi lễ thờ cúng thì không nhiều. Trước, người đi chùa thường chuẩn bị kỹ càng trang phục, chỉ dành riêng đi chùa: quần trùng, áo nâu, áo dài màu lam hoặc áo the, khăn xếp. Nay, nhiều khách đi lễ chùa ăn mặc như đi dạ hội, biểu diễn thời trang, tập thể dục,… Chúng ta đi lễ, đến nơi ngự của đức Phật, Thánh, Thần để cầu khấn, nhất thiết cần ăn mặc tươm tất và kín đáo.
Theo Hòa Thượng Thích Thanh Nhiễu: “Ngoài trang phục lễ chùa, tục đốt vàng mã và thắp hương quá nhiều, cũng cần mạn bàn. Trong Phật giáo, không có khái niệm vàng mã. Các Hòa thượng và sư trụ trì mất đi, nhà chùa chỉ có nghi thức thắp hương. Có thể thấy, mua vàng mã là một hình thức bỏ tiền thật ra mua tiền giả; đốt vàng mã là sự lãng phí và gây ô nhiễm môi trường. Người xưa nói “Làm việc có nghĩa do tâm tỉnh ngộ, làm việc vô nghĩa do tâm mê mờ”, những tập quán không đẹp, không có cơ sở, chúng ta không nên duy trì”.
Cũng theo Hòa Thương, nếu có một thế giới khác, thế giới đó cũng có những quy định riêng: có tiền, quần áo, nhà lầu, xe hơi riêng,… không phụ thuộc vào người trần. Quan điểm một số người hiện nay cho rằng, mình gửi gì người âm sử dụng cái đó, vậy thì thiếu sót! Tại sao chúng ta gửi xe máy, xe hơi mà không gửi cây xăng, chỉ bởi người làm mã chưa nghĩ tới? Thói quen đốt vàng mã du nhập vào Việt Nam sau 1000 năm Bắc thuộc, và ngày nay Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ vàng mã lớn của Trung Quốc.
Về nghi thức hái lộc đầu xuân, theo Hòa Thượng: “Lộc xuân là hình ảnh tượng trưng cho sức sống mới, sự sinh sôi, nảy nở, phồn thịnh và phát triển; nhưng nếu chúng ta hái lộc, bẻ cây là mất lộc, và phạm vào hai điều răn của đức Phật (trong Ngũ giới). Lộc phải là lộc do chúng ta vun trồng mà có, lộc chỉ sống khi gắn liền với cây. Để có lộc phải trồng cây, cây đâm chồi nảy lộc ta mang cây lộc vào nhà, đó mới là lộc bền, lộc của ta. Và thay vì hái lộc trong chùa, các tín chủ hãy xin lộc Phật: một bông hoa, một thứ quả, 1 nén nhang để mang ấm áp về cho gia đình”.
Cửa Phật luôn rộng mở với những người có tấm lòng, có tín tâm với đức Phật. Tuy nhiên, người đi lễ cần hiểu hơn về Phật, có ý thức và văn hoá trong hành lễ, để giữ gìn sự tôn nghiêm, linh thiêng chốn này.              

Hà Nội, ngày 01/02/2012
Phạm Thị Hương

                                                              VĂN HÓA CHÙA



Hòa Thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch thường trực, Hội đồng trị sự Trung ương,
Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Ngôn ngữ chùa
Phật là gì? Phật nói đủ là Phật đà, nghĩa là Người giác ngộ. Phật còn là đức Thích ca mâu ni. Trước đây, hơn 25 thế kỷ, ở thành Ca tỳ la vệ, phía Bắc miền Trung Ấn độ, trong cung vua Tịnh Phạn đã sanh một vị thái tử tên Tất đạt đa. Lớn lên thái tử có dịp đi dạo bốn cửa thành, chứng kiến sự: sinh, già, bệnh, chết của kiếp người, khiến Ngài xót xa, đau đớn. Từ đó, Ngài quyết định từ bỏ một cuộc đời sang cả trong hoàng cung, dấn thân vào rừng núi để tìm ra con đường giải thoát sanh tử. Trải qua 11 năm trời học đạo và khổ tu, 49 ngày tọa thiền dưới cội Bồ đề, Ngài bỗng nhiên hoàn toàn giác ngộ, thành Phật hiệu là Thích ca Mâu ni;
Phật tử là gì? là con của đức Phật, là người đã thụ Tam quy (quy y Tam bảo), ngũ giới. Phật tử có Phật tử cửa Phật và Phật tử tại gia;
Tam quy là gì? là quy y Phật Thích ca mâu ni; quy y Pháp (những điều đức Thích ca mâu ni nói và chỉ dạy đường lối tu hành) và quy y Tăng (những vị tu sĩ tu hành theo giới luật và chánh pháp của đức Phật Thích ca mâu ni);
Ngũ giới là gì? là 5 điều ngăn cấm do đức Phật đề ra. Một Phật tử cần giữ gìn năm giới, không phải vì Phật mà vì chính bản thân mình được an lành hạnh phúc: Không sát sinh tức không giết hại mạng sống của con người; Không trộm cướp, tài sản của chúng ta không muốn ai xâm phạm đến, của cải của người chúng ta cũng không được giựt lấy hay lén lấy; Không tà dâm tức không quan hệ bất chính ngoài vợ, ngoài chồng, để đảm bảo sự an ổn của gia đình mình và hạnh phúc của gia đình người; Không nói dối, tức nói lời trái với sự thật để mưu cầu lợi mình hoặc hại người; Không uống rượu, uống rượu làm gan ruột nóng bức, tâm trí quay cuồng, mất hết bình tĩnh, không còn sáng suốt; Phật tử phải điềm đạm, tỉnh sáng mới có thể giác ngộ;.
Tín đồ đạo Phật là gì? Là những người tin theo đạo Phật, thường xuyên đi lễ chùa vào những ngày rằm mồng một, hay những lúc rảnh rỗi, buồn phiền. Tín đồ muổn trở thành Phật tử phải tham gia một Lễ thụ Tam quy, ngũ giới tại cửa Tam bảo do nhà chùa tổ chức và hành lễ.
Giao tiếp cửa Phật

Phạm Thị Hương, tại Chùa Tâm, xã Yên chính, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. (ngày mồng 2 tết Nhâm thìn)

 

Trong chùa, bậc thấp nhất là Chú tiểu, Ni cô, Vãi già, chúng ta xưng hô như sau: Nam mô a di đà Phật, thưa chùa cho con hỏi…. hoặc Nam mô a di đà Phật, thưa chùa cho tôi hỏi… (nếu chúng ta quá lớn tuổi so với Ni cô, Chú tiểu);
Bậc thứ hai là Sư bác, là người thụ mười giới. Chúng ta xưng hô như sau: Nam mô a di đà Phật, bạch thầy cho con hỏi…. hoặc Nam mô a di đà Phật, bạch thầy cho tôi hỏi (nều tuổi đời của chúng ta quá cao so với Sư bác);
Bậc thừ ba là Đại đức (nam), Sư cô (nữ) là người thụ đại giới, có ít nhất 20 năm tuổi đạo. Nếu ở trong trường học thì họ được gọi là tăng sinh hay ni sinh. Chúng ta xưng hô như sau: Nam mô a di đà Phật, bạch Đại đức/ Sư cô cho con hỏi… Trong trường hợp, nếu chúng ta không rõ cấp bậc thì có thể nói: Nam mô a di đà Phật, bạch thầy cho con hỏi… cách này đúng với mọi trường hợp. Tuy nhiên, với  người đã có chức phẩm (từ bậc thứ 3 trở đi), chúng ta nên gọi đúng chức phẩm là tốt nhất;
Bậc thứ tư là Thượng tọa (nam) và Ni sư (nữ), là người có 25 năm tuổi đạo và 50 năm tuổi đời. Chúng ta xưng hô như sau: Nam mô a di đà Phật, bạch Thượng tọa/Ni sư cho con hỏi….;
Bậc thứ năm là Hòa thượng (nam) và Sư bà (nữ), là người có 40 năm tuổi đạo và 60 năm tuổi đời. Tuổi đạo ở đây là mỗi một năm thụ giới phải hạ nạp một lần, người thụ giới mà không hạ nạp thì vẫn không được tính tuổi đạo. Chúng ta xưng hô như sau: Nam mô a di đà Phật, bạch Hòa thượng/ Sư bà, cho con hỏi…;
Bộ máy quản lý của nhà chùa gồm: Trụ trì và phó trụ trì, đăng gia, phó đăng gia. Nhà chùa gặp nhau, Nam mô a di đà Phật, như chúng ta chào đồng chí, anh em ngoài đời. Cách xưng hô của người cửa Phật với nhau: Người trên nói với người dưới: Nam mô a di đà Phật, con cho thầy (ta) hỏi…; người dưới nói với người trên: Nam mô a di đà Phật, bạch thầy cho con hỏi… Nhưng trong lễ nghi, người dưới phải xưng hô: Nam mô a di đà Phật, bạch Sư bác/ Đại đức/ Thượng tọa/ Hòa thượng; Sư bác/Sư cô/ Ni sư/ Sư bà (bên nữ), cho con hỏi…

NÉT CHÙA

Chùa Việt Nam thường là một quần thể kiến trúc gồm Tam quan, Sân chùa, Tiền đường, Chính điện, Hành lang và Hậu đường. Mặt bằng kiến trúc chùa được sắp xếp theo những chữ Hán như, Đinh, Công, Tam, Quốc.
Tam quan là công trình đầu tiên, trong quần thể kiến trúc của chùa Việt Nam. Tam quan chính là cổng vào chùa, gồm có ba cửa và gác chuông trên cao.
Sân chùa thường được trồng các loại cây như, đa, đề, si. Đây cũng là nét cảnh sắc thiên nhiên đặc trưng của chùa. Trong vườn chùa còn có những ngôi bảo tháp (tháp cao) hoặc các tháp sư (tháp thấp) là chỗ chôn cất các vị thiền sư.
Nhà Tiền đường (Bái đường) là nơi thắp hương đầu tiên khi vào chùa. Nhà Tiền đường thường có 5 gian, ở giữa hương án, bên cạnh là một số tượng, bia đá ghi sự tích của ngôi chùa.
Nhà Chính điện là phần quan trọng nhất của ngôi chùa, nơi đây bày những pho tượng Phật chính của điện thờ Phật ở Việt Nam. Thông thường, giữa Tiền đường và Chính điện có một khoảng trống hẹp, để cho ánh sáng tự nhiên có thể chiếu rọi.
Hành lang chạy song song ở hai bên chái (hồi) của Nhà Chính điện, nối Chính điện với Nhà Hậu đường.
Nhà Hậu đường (Tăng đường – Nhà tổ) là dãy nhà sau cùng của quần thể kiến trúc chùa.
Trong thực tế, chùa có nhiều biến thể khác nhau; phổ biến ở miền Bắc là “Tiền Phật hậu Thần”, phía sau điện thờ Phật còn có điện thờ Thần. Có chùa gác chuông ở phía trước (trên cửa Tam quan), có chùa có gác chuông ở phía sau (trên Nhà Hậu đường). Ngoài công trình chính, chùa Việt Nam thường có vườn cây, vườn hoa, giếng, ao, hồ sen,…

VÀO CHÙA THĂM PHẬT

Mỗi ngôi chùa ở Việt Nam thường có từ 153 đến 278 pho tượng. Những pho tượng này được sắp xếp theo ban bệ và trải đều cùng kiến trúc ngôi chùa: Nhà Tiền đường, Nhà Chính điện, Hành lang, Nhà Hậu đường,… Nhà Chính điện được xem là nơi trung tâm của sự thờ cúng. Ở đây, nhiều lớp bệ thờ (từ 4 đến 6 lớp) được sắp đặt gối nhau, từ mái chùa xuống tới hương án (điểm thấp nhất).
NHÀ TIỀN ĐƯỜNG (BÁI ĐƯỜNG)
Nhà Tiền đường với hai pho tượng Hộ Pháp kích thước lớn, mặc giáp trụ, cầm vũ khí, đứng hoặc ngồi trên lưng sấu. Đây được xem là hai vị thần bảo vệ Phật Pháp. Một số thuyết cho rằng, vị Hộ pháp bên trái là Khuyến thiện (gọi tắt là ông Thiện), tượng vị Hộ pháp bên phải là Trừng ác (gọi tắt là ông Ác). Theo thuyết này thì việc bày đối xứng hai tượng ông Thiện – Ác nói lên sự tồn tại biện chứng của hai bản nguyên Thiện – Ác.
Ở phía đông Nhà Tiền đường, có ban thờ tượng Thổ địa thần, đôi khi còn có ban thờ Long thần. Theo truyền thuyết, Long vương vốn lúc đầu định hãm hại Phật tổ, phá hoại sự nghiệp của Phật, không cho ngài thành chính quả, nhưng không phá nổi nên đã quy Phật và hộ trì Phật pháp.
Phía tây Nhà Tiền đường thường có pho tượng Thánh tăng, đôi khi còn có các ban thờ mười vị Diêm Vương, được gọi là Thập điện Diêm Vương, tức mười vị vua cai quản mười tầng địa ngục.
NHÀ CHÍNH ĐIỆN
1. Lớp bệ thờ đầu tiên, cao nhất là thờ Tượng Tam thế
Tượng Tam thế là ba pho tượng được bày ngồi ngang nhau, tượng trưng cho chư Phật thuộc về 3 đời: Phật quá khứ là Phật A di đà; Phật hiện tại là Phật Thích ca mầu ni và Phật vị lai là Phật di lặc.
Ba tượng Tam Thế có kích thước và hình dáng giống nhau, đỉnh đầu có gồ thịt nổi cao như búi tóc, tóc xoắn ốc, tai dài, tay dài, ngức có ấn chữ vạn, mình có sắc hoàng kim sáng rực; mắt tròn, mặt nguyệt (nét tướng mạo tốt, theo quan niệm nhà Phật). Ba pho tượng Tam thế được đặt ngồi trên tòa sen, dân gian gọi nôm na là “Ba ông bụt ốc”.
2. Lớp bệ thờ thứ 2 là thờ Tượng Di đà tam tôn (Tây phương tam thánh)
Ngồi giữa là Tượng Phật A di đà, bên tay trái là tượng Phật Quan thế âm, bên tay phải là tượng Đại Thế Chí (Bồ tát).
Tượng phật A di đà thường được tạc rất lớn và theo một công thức nhất định, ngồi trong tư thế tọa thiền hay thuyết pháp trên đài sen. Tóc xoáy ốc, đầu để lộ đỉnh, không đội mũ. Khuôn mặt đôn hậu, mắt nhìn xuống như đang suy tư, sống mũi cao thẳng, miệng hơi mỉm cười, tai dài. Có thể bắt gặp ở một số rất ít chùa tượng A di đà trong tư thế đứng thuyết pháp.
3. Lớp bệ thờ thứ 3 là thờ Tượng Thích Ca Mầu Ni.
Pho tượng lớn, ở giữa và ngồi trên tòa sen là tượng Phật Thích Ca Mầu Ni (còn gọi là Thích ca giáo chủ). Bên cạnh là tượng hai vị thí giả giúp Phật tế độ chúng sinh. Đứng chầu bên trái là Văn Thù Bồ Tát (giúp về phần trí tuệ) và bên phải là Phổ Hiền Bồ Tát. Bộ ba tượng này thể hiện cảnh Phật Thích Ca Mầu Ni đang thuyết pháp.
4. Lớp bệ thờ thứ 4 là thờ tượng Cửu Long.
Tượng Cửu Long ngồi ở giữa, hai bên là tượng Đế Thích và Phạm Thiên. Tượng Cửu Long diễn tả Phật Thích Ca Mầu Ni lúc mới sinh. Theo truyền thuyết, khi ngài mới giáng sinh, có chín con rồng xuống phun nước cho ngài tắm. Tắm xong, ngài tự đi được bảy bước về phía trước, tay trái chỉ lên trời, tay phải chỉ xuống đất mà nói “Thiên thượng, thiên hạ, duy ngã độc tôn” (trên trời, dưới trời chỉ có một ta), xong ngài lại nằm xuống theo kiểu con trẻ. Còn Đế Thích và Phạm Thiên là vua, nên tượng các vị được tạc theo chân dung hoàng đế: đội mũ miện, ngồi trên ngai. Đế Thích là chủ tể cõi trời dục giới, Phạm Thiên chủ tể cõi trời sắc giới.
Đặc biệt một số chùa, ngoài tượng Phật A Di ĐàPhật Thích Ca Mâu Ni còn có Tượng Di Lặc Tam Tôn. Bộ tượng này gồm tượng Di Lặc ngồi ở giữa, mặt tươi cười, áo phanh, để hở cái bụng to; bên trái là Pháp Hoa Lâm Bồ Tát, bên phải là Đại Diệu Tướng Bồ Tát. Có chùa, sau lớp tượng Cửu long, là bốn pho tượng Tứ Thiên Vương. Có chùa lại bày tượng Tứ Bồ Tát vào vị trí của Tứ Thiên Vương. Những chùa rộng rãi còn bày thêm tượng Tám vị Kim cương (Bát bộ Kim cương), đứng hai bên của gian chính điện, mặc giáp trụ và cầm vũ khí,…
NHÀ HÀNH LANG
Nhà Hành lang là hai dãy nhà chạy song song, ở hai bên chái của Nhà Chính điện và thường có chung mái với Nhà Chính điện. Ở đây, thường bày tượng 18 vị La Hán, kích thước tương tự như người thực. Các vị ngồi trên tảng đá hay gốc cây, mỗi vị có một tư thế riêng, có dáng đang suy nghĩ trầm mặc. Sự đông đảo và đa dạng của các pho tượng này đã cho ra đời một thành ngữ “Bày la liệt như La Hán”.
NHÀ HẬU DƯỜNG (TĂNG ĐƯỜNG)
Tượng thờ ở Nhà Hậu đường cũng khá đa dạng. Gian giữa của Nhà Hậu đường có tượng Thánh tăng (còn gọi là A-nan-đà) và tượng Đức tổ Tây (Bồ-đề-đạt-ma). Đức tổ Tây được coi là sư tổ thứ nhất của phái Thiền tông ở Trung Quốc.
Một số chùa bày tượng Quan Âm tống tử và Quan Âm tọa sơn. Hai bên tượng Quan Âm tống tử thường có hai tượng Kim đồng và Ngọc Nữ, hay hai tượng Thiện tài và Long nữ.
Ngoài ra, ở đây còn thờ tượng các chư vị, tức là các vị thánh của Đạo giáo và tín ngưỡng dân gian (thờ Mẫu Thượng NgànMẫu ThoảiMẫu Địa PhủMẫu LiễuTứ pháp…), các nhân vật lịch sử có công với nước với dân. Và đặc biệt, ở nhiều chùa còn có thờ tượng các vị sư từng trụ trì ở chùa,
Nhiều người dân không có con, muốn được thờ cúng sau khi chết, đã tìm đến nhà chùa. Họ đóng góp cho chùa một số tiền hay ruộng đất và xin nhà chùa cúng lễ họ sau khi chết. Sự thờ cúng này gọi là thờ “hậu”.

Phạm Thị Hương

           Chủ sản phẩm Mẹ Thiên nhiên, xin chân thành cảm tạ Hòa Thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch thường trực, Hội đồng trị sự Trung ương, Giáo hội Phật giáo Việt Nam; cảm ơn Thư viện Phật học, 73 Quán Sứ, Hà Nội; Viện Ngôn ngữ học Việt Nam, đã giúp đỡ tôi thực hiện bài viết này. Thị Hương cũng xin cảm ơn nhiệt thành tới quý khách hàng, quý độc giả đã quan tâm tới bài viết. Chúc quý vị một năm mới Thân Tâm an lạc!

DANH SÁCH CÁC CHÙA TẠI HÀ NỘI

Địa bàn Tên Chùa Địa chỉ Ghi chú
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Quận

Hoàn Kiếm

01. Bà Đá Số 3 phố Nhà Thờ Tên gọi khác là chùa Linh Quang
02. Báo Thiên 40 phố Nhà Chung Có một giếng đá cổ
03. Quán Sứ 73 phố Quán Sứ ĐT: (04) 3942 4633
04.  Lý Quốc Sư 50 phố Lý Quốc Sư, phường Hàng Trống ĐT: (04) 39234455
05. Vũ Thạch 13B phố Bà Triệu
06.. Bà Kiệu 59 Đinh Tiên Hoàng, phường Lý Thái Tổ
07.  Bạch Mã 76 Hàng Buồm  Đền
08. Đông Môn 38B Hàng Đường, phường Hàng Đào. Tên gọi khác là chùa Cầu Đông ; ĐT: (04)38283450
09. Hàm Long 18 Phố Hàm Long
10. Huyền Thiên 54 Hàng Khoai, phường Đồng Xuân
11. Vĩnh Trù 59 Hàng Lược
12. Thái Cam 44 Hàng Vải
13. Nhãn Lối Linh Tử 33 Bát Đàn
14. Phát Bảo Tạng Hàng Cót
15. Kim Cổ 73 Đường Thành
16. Hỏa Thần 30 Hàng Điếu
17. Thiên Phúc 94 Hai Bà Trưng
18. Liên Trì Đinh Tiên Hoàng
19. Bà Móc Số 27 Nguyễn Thiếp
20. Đông Kiều 38 Hàng Đường
21. Ngọc Liên 23 Trần Bình Trọng
22. Ngọc Sơn Phố Đinh Tiên Hoàng  Đền
23. Tràng An Hai Bà Trưng
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II.

Quận Ba Đình

01. Châu Lâm Phố Thụy Khuê Tên gọi khác là chùa Bà Đanh
02. Bát Tháp

(Trụ trì: Ni sư Thích Đàm Hinh)

203 Đội Cấn Tên gọi khác là chùa Vạn Bảo
03. Châu Long

(Trụ trì: Thượng tọa Thích Thanh Phúc)

112 phố Trấn Vũ, phường Trúc Bạch Tên gọi khác là Châu Long Tự
04. Hòe Nhai

(Trụ trì: Đại Đức Thích Tâm Hoan)

19 phố Hàng Than, phường Nguyễn Trung trực Tên gọi khác là Hồng Phúc Tự
05. Kim Sơn 223 phố Sơn Tây
06. Một Cột Số 1 Chùa Một Cột
07. Ngũ Xã 44 phố Ngũ Xã, hồ Trúc Bạch
08. Am Cây Đề Số 2 phố Lê Trực, phường Điện Biên
09. Tây Lương Phố Nguyễn Trung Trực
10. Hồng Phúc 19 phố Hàng Than
11. Thần Quang Phường Trúc Bạch
12. Trấn Quốc Đường Thanh Niên
13. Vinh Khánh Khối 75, phường Bưởi
14. Quán Thánh Phường Quán Thánh
15. Thiên Quang 21 Trần Phú
16. Voi Phục 253 Thụy Khuê
17. Bà  Ngô

(Trụ trì: Ni sư Thích Đàm Viên)

Số 128 phố Nguyễn Khuyến, phường Văn Miếu Tên gọi khác là Ngọc Hồ Tự
 

 

 

 

 

III.

Quận Cầu Giấy

01. Hà Đường Cầu Giấy, phường Dịch Vọng
02. Chùa Dụê Tú

(Trụ trì: Thượng tọa Thích Thanh Điện)

Tổ 8, ngõ 36 phường Quan Hoa Tên gọi khác là Quảng Khai Tự
03. Ngọc Quán Tổ 24, phố Yên Hòa, phường Yên Hòa
04. Thánh Chúa Khuôn viên trường ĐH Sư phạm Hà Nội, phường Mai Dịch
05. Láng

(Trụ trì: Thích Đàm Huyền)

Đường Chùa Láng Tên gọi khác là Chiêu Thiền Tự
06. Thọ Cầu Số 19, tổ 37, ngõ 337, đường Cầu Giấy, phường Dịch Vọng Tên gọi khác là Chùa Đa Phúc
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV.

Quận Đống Đa

01. Bà Nành 154 phố Nguyễn Khuyến
02. Bộc

(Trụ trì: Thích Đàm Hạc)

Đường Chùa Bộc, phường Khương Thượng Tên gọi khác là Thiên Phúc Tự
03. Chiêu Thiền Phố Chùa Láng, phường Láng Thượng Tên gọi khác là chùa Láng
04. Bích Câu 14 Cát Linh
05. Càn An

(Trụ trì: Ni sư Thích Đàm Thanh)

Số 32, ngõ 64 phố Nguyễn Lương Bằng, phường Nam Đồng

 

Tên gọi khác là chùa Nam Đồng; ĐT: 04. 8519381.
06. Dục Khánh Ngõ Văn Chương Tên gọi khác là chùa Huy Văn
07. Đồng Quang Phường Quang Trung
08. Phúc Khánh 382 Tây Sơn ĐT: (04) 35639126
09. Kim Liên 148 Đào Duy Anh
10. Linh Ứng 290 Khâm Thiên
11. Mỹ Quang Ngõ Chợ Khâm Thiên
12. Chùa Nền 17 Đường Láng
13. Phổ Giác 80 phố Ngô Sĩ Liên
14. Phổ Quang Số 22 ngõ 27 phố Cát Linh, phường Cát Linh
15. Phụng Thánh Ngõ Cống Trắng, phố Khâm Thiên, Phường Trung Phụng
16. Quang Minh 13 đường phố 224
17. Trung Tự Phường Phương Liên Tên gọi khác là chùa Phúc Long
18. Xã Đàn Ngõ Xã Đàn 2, Nam Đồng
19. Y Miếu 9A Ngô Sĩ Liên, phường Văn Miếu
V.

Quận Hoàng Mai

01. Chùa Lừ 120 đường Kim Giang
02. Liên Hoa Phường Định Công
03. Thúy Lĩnh Làng Thúy Lĩnh – Lĩnh Nam
04. Băng

(Trụ trì: Thích Bảo Nghiêm)

Khu dân cư Băng A, phường Hoàng Liệt Tên gọi khác là Linh Tiên Tự
 

 

 

 

 

 

 

 

 

VI.

Quận Tây Hồ

01. Bà Già  Làng Phú Gia, phường Phú Thượng
02. Kim Liên

(Trụ trì: Ni sư Thích Đàm Thành)

Đường Âu Cơ
03. Tứ Liên Phường Tứ Liên
04. Tĩnh Lâu Phường Bưởi
05. Trấn Quốc Đường Thanh Niên
06. Vạn Niên Thôn Vệ Hồ, phường Xuân La
07. Thiên Niên Đường Lạc Long Quân, Phường Xuân La
08. Ức Niên Phường Xuân La
09. Tảo Sách

(Trụ trì: Tăng sư Thích Nguyên Hạnh)

386 Lạc Long Quân, phường Nhật Tân

 

Tên gọi khác là chùa Tào Sách hay Linh Sơn Tự

ĐT: 0913210382

10. Võng Thị Khối 75 Võng Thị, phường Bưởi
11. Hoằng Ân Làng Quảng Bá, phường Tây An. Tên gọi khác là chùa Quảng Bá
12. Ngũ Xã 44 Ngũ Xã
13. Mật Dụng Khối 74, phường Bưởi
14.Phú Xá Thôn Phú Xá, phường Phú Thượng
15. Phúc Xá 76 An Dương Vương
16. Hoằng Châu

(Trụ trì: Tăng sư Thích Đạo Minh)

Phường Quảng An
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VII.

Quận Hai Bà Trưng

01. Chân Tiên 151 phố Hai Bà Trưng
02. Hưng Ký 38B Phố Minh Khai ĐT: 01687912627
03. Liên Phái Phố Bạch Mai
04. Nga My Phường Hoàng Văn Thụ
05. Pháp Hoa Phố Trần Bình Trọng, phường Nguyễn Du
06. Quang Hoa 31 Phố Trần Bình Trọng, phường Nguyễn Du
07. Thiền Quang 33 Phố Trần Bình Trọng, phường Nguyễn Du
08. Vua Phường Phố Huế
09. Đông Tân 87 phố Triệu Việt Vương
10. Hòa Mã Số 3 Phùng Khắc Khoan ĐT: (04) 39432116
11. Hộ Quốc Phường Thanh Lương
12. Tiên Tích 110 Lê Duẩn
13. Đại Bi Thôn Giáp Lục, phường Tân Mai Tên gọi khác là Chùa Sét
14. Hưng Khánh Phường Phố Huế
15. Phúc Lâm 151 phố Bà Triệu, phường Lê Đại Hành
16. Thanh Nhàn 331 Trần Khát Chân ĐT: (04) 39711085
17. Vân Hồ 40 Lê Đại Hành
 

VIII.

Quận Thanh Xuân

01. Khương Hạ Số 61 Khương Hạ Tên gọi khác là chùa Phụng Lộc Tự
02. Khương Trung

(Trụ trì: Ni sư Thích Đàm Nghiêm)

Số 245 Khương Trung
03. Phùng Khoang Làng Phùng Khoang
04. Triều Khúc Làng Triều Khúc
05. Tam Huyền

(Trụ trì: Ni sư Thích Đàm Xuân)

Ngõ 117 Hạ Đình Tên gọi khác là chùa Sùng Phúc Tự
 

 

IX.

Quận Long Biên

01. Bồ Đề

(Trụ trì: Ni sư Thích Đàm Lan)

Số 90,Phố Phú Viên, phường Bồ Đề

 

Tên gọi khác là chùa Linh Sơn – Cổ tích tự;

ĐT: 0982381956

0438273529

02. Ái Mộ Phố Long Biên, Ngọc Lâm
03. Ghềnh Thôn Ái Mộ, phường Bồ Đề Đền
04. Sùng Phúc Tổ 10, phường Cự Khối
05. Thượng Đồng Phường Phúc Lợi
06. Lâm Du

(Trụ trì: sư Thích Đàm Đức)

Số 201 Phú Viên, phường Bồ Đề

 

Tên gọi khác là  chùa Nguyệt Quang Tự

ĐT: 0984623867

 

 

 

 

 

 

 

X.

Huyện Từ Liêm

01. Anh Linh  Xã Cổ Nhuế
02. Chèm Xã Thụy Phương
04. Đại Cát Thôn Đại Cát, xã Liên Mạc
05. Đông Ba Xã Thượng Cát
06. Đông Ngạc Xã Đông Ngạc
07. Giáp Nhất Thôn Giáp Nhất, xã Nhân Chính
08. Kỳ Vũ Thôn Thượng Cát, xã Thượng Thanh
09. Đại Phúc Thôn Ngọc Trụcc, xã Đại Mỗ Tên gọi khác là chùa Ngọc Trục
10. Tam Bảo Xã Tứ Liên
11. Thánh Chúa Xã Dịch Vọng
12. Sùng Quang Thôn Trù Đông, xã Cổ Nhuế
13. Văn Trì

(Trụ trì:  sư Thích Hạnh Châu)

Làng Nguyên Xá, xã Minh Khai Tên gọi khác là Bồ Đề Tự
14. Phúc Lý Xã Minh Khai Tên gọi khác là Liên Phúc Tự
15. Đình Quán

(Trụ trì: Ni sư Thích Tịnh Quán)

Thôn Đình Quán, xã Phú Diễn Tên gọi khác là Phúc Quang Tự
16. Bụt Mọc Phú Diễn Tên gọi khác là chùa Phú Diễn
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

XI. Huyện Gia Lâm

01. Bà Tấm Thôn Sóc, xã Dương Xá Tên gọi khác là  chùa Sùng Phúc
02. Keo Làng Keo, xã Kim Sơn Tên gọi khác là chùa Trùng Nghiêm
03. Kiến Sơ Xã Phù Đổng
04. Nành Làng Nành, Xã Ninh Hiệp Tên gọi khác là chùa Pháp Vân
05.Phú Thị Thôn Phú Thị, Xã Phú Thị Tên gọi khác là chùa Sủi
06. Thanh Am Thôn Thanh Am, xã Thượng Thanh
07. Am Thôn Bát Tràng
08. Đại Bi Xã Quảng An Tên gọi khác là Chùa Bi
09. Cự Linh Thôn Ngọc Trì, xã Thạch Bàn
10. Diên Phức Thôn Gia Lâm, Xã Lệ Chi
11. Đào Xuyên Thôn Đào Xuyên, xã Đa Tốn
12. Hiển Quang Thôn Trung, Xã Dương Hà Tên gọi khác là chùa Dương Hà
13. Đại Dương Sùng Phúc Xã Phú Thị
14. Linh Tiên Thôn Hội Xá, xã Hội Xá
15. Linh Ứng Xã Phù Đổng
16. Đạo Tràng Sùng Phúc Thiền Tự Xã Cự Khối
17. Thánh Ân Thôn Đào Xuyên, xã Đa Tốn
18. Đạo Tràng Chùa Trường Lâm Xã Việt Hưng

 

19. Phù Đổng Xã Phù Đổng
20. Trường Lâm Thôn Trường Lâm, xã Việt Hưng
21. Sủi

(Trụ trì: Đại Đức Thích Thanh Phương)

Xã Phú Thụy
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

XII.

Huyện Thanh Trì

01. Bồ Tát Thôn Thượng Phúc, xã Tả Oai, Thanh Oai
02. Tự Khoát Làng Tự Khoát, xã Ngũ Hiệp
03. Cổ Linh Xã Lĩnh Nam
04. Đại Áng Xã Đại Áng
05. Đại Lan Thôn Đại Lan, xã Duyên Hà
06. Huỳnh Cung Thôn Huỳnh Cung, xã Tam Hiệp
07. Kim Giang Xã Đại Kim
08. Lạc Thị Làng Lạc Thị, xã Ngọc Hồi
09. Bảo Tháp Thôn Thượng Phúc, xã Tả Thanh Oai
10. Long Quang Xã Tứ Hiệp
11. Nam Dư Hạ Xã Trần Phú
12. Nam Dư Thượng Thôn Nam Dư Thượng, xã Lĩnh Nam
13. Ngọc Hồi Xã Ngũ Hiệp
14. Triệu Khánh Xóm Đồng, thôn Thanh Lân, xã Thanh Trì
15. Yên Xá Thôn Yên Xá, xã Tân Triều
16. Văn Điển Thị trấn Văn Điển
 

 

XIII. Huyện Đông Anh

01. Cổ Loa Xã Cổ Loa
02. Mạch Lũng Thôn Mạch Lũng, xã Đại Mạch
03. Diên Phúc Xã Mai Lâm
04.Phúc Hậu Xã Dục Tú
XIV. Huyện Hoài Đức 01. Đào Nguyên Thôn Đào Nguyên, xã An Thượng
XV. Huyện Thường Tín 01. Đậu Thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *