GIỚI THIỆU NỘI DUNG TRUYỆN KIỀU CỦA ĐẠI THI HÀO NGUYỄN DU
(Từ câu 1- 3.254)
Truyện Kiều kiệt tác thơ nôm của Đại thi hào Nguyễn Du, được xếp vào hàng kinh điển trong văn học Việt Nam. Kể từ khi ra đời, hàng trăm năm qua, sức sống của Truyện Kiều vẫn luôn mạnh mẽ trong dòng chảy văn hóa và là niềm tự hào của người Việt.
Trong đời sống dân gian, nhiều câu thơ trong truyện Kiều được nhân dân truyền miệng. Không ít người lớn lên trưởng thành vẫn nhớ lời ru của bà, của mẹ bằng những câu Kiều và rồi lại truyền cho những thế hệ tiếp theo. Nhiều nhân vật trong truyện Kiều trở thành những khuôn mẫu điển hình mang tính biểu trưng cao, như Chủ chứa gọi là Tú bà; Kẻ trăng hoa ong bướm bội tình thì gọi là Sở Khanh; Người vợ ghen chồng là Hoạn Thư…
Đối với các loại hình biểu diễn chuyên nghiệp, Truyện Kiều cũng là cảm hứng sáng tạo cho các văn nghệ sỹ sáng tác, từ hội họa, văn học, âm nhạc, sân khấu,…
Điều tuyệt vời làm nên một kiệt tác bất hủ đó chính là giá trị tư tưởng của truyện Kiều. Nhìn vào Truyện Kiều chúng ta thấy một pho sử thơ đầy thế thái nhân tình về thân phận của những con người trong xã hội phong kiến Trung Quốc và Việt Nam thời đó. Chúng ta như sờ thấy, chạm thấy, nức nở, phì phò cùng số phận của nhân vật – là thân phận của người phụ nữ xưa, hay những lớp người dưới đáy xã hội. Thế hệ nào cũng tìm thấy truyện Kiều như một tấm gương soi: soi mình, soi gia đình, soi xã hội mình để thấy phần nào tiến bộ và phần nào chưa tiến bộ? Và đọc Kiều để đánh thức những giá trị tốt đẹp xưa: tình yêu nam nữ cao thượng và trong sáng; tấm lòng hiếu thảo của con cái dành cho cha mẹ và nề nếp gia phong- nơi giữ cho mái nhà được ấm êm!…
Trong loạt video sắp thực hiện, Mẹ thiên nhiên xin đọc và chú giải từng phần của Truyện Kiều để gửi đến các quý khán thính giả yêu Truyện Kiều và mong nhận được sự đồng hành trọn vẹn của quý vị!
TÓM TẮT TRUYỆN KIỀU TOÀN TẬP:
Thuý Kiều là con gái cả trong gia đình Vương viên ngoại, ở Bắc Kinh, Trung Quốc, sống vào thời nhà Minh. Nàng có vẻ đẹp diễm lệ và tài hoa trong cầm, kì, thi, họa. Cuộc sống của Thúy Kiều trôi qua êm đềm bên cạnh cha mẹ và hai em là Thúy Vân và Vương Quan. Cho đến một dịp lễ thanh minh, Thuý Kiều đã gặp Kim Trọng- một trang nam tử hiền tài, hào hoa. Hai người nảy sinh tình cảm và đã cùng nhau đính ước, thề nguyền dưới trăng.
Khi Kim Trọng trở về Liêu Dương chịu tang chú, biến cố bất ngờ ập đến. Gia đình Kiều bị vu oan, nàng phải bán mình cho Mã Giám Sinh để chuộc cha và em trai khỏi cảnh tù tội. Kiều trao duyên lại cho Thúy Vân, nhờ em thay mình trả nghĩa cho chàng Kim. Tên Mã Giám Sinh sau khi mua Kiều về, đã đưa nàng vào lầu xanh. Kiều bị Tú bà – chủ của lầu xanh ép tiếp khách làng chơi. Tại đây, nàng gặp được Thúc Sinh.Thúc Sinh thương yêu Kiều, chuộc Kiều khỏi lầu xanh và đón nàng về nhà. Vợ của Thúc Sinh là Hoạn Thư vì ghen tuông đã biến nàng thành người hầu mua vui trong gia đình. Đau đớn và tủi nhục Kiều đã bỏ chốn. Lần này, nàng nương nhờ cửa Phật và gặp sư Giác Duyên. Nhà sư thương xót cho số phận người con gái, gửi nàng cho một Phật tử thường lui tới chùa là Bạc bà. Không ngờ, Bạc Bà cũng cùng phường với Tú Bà, nên đã đưa Kiều vào lầu xanh lần nữa. Ở đây, nàng gặp được anh hùng Từ Hải. Từ Hải chuộc Kiều, lấy nàng làm vợ và giúp Kiều báo ân báo oán.
Hạnh phúc ngắn chẳng tày gang, tên quan tham Hồ Tôn Hiến đã lừa Kiều và giết hại Từ Hải, khiến Từ Hải chết đứng. Hắn còn làm nhục Kiều, rồi ép gả nàng cho viên Thổ quan. Quá đau đơn, Kiều nhảy sông Tiền Đường tự vẫn nhưng lại được sư Giác Duyên cứu vớt. Trải qua những năm tháng lưu lạc, Kiều chỉ mong muốn được bình yên. Kim Trọng, dù đã lấy Thúy Vân nhưng trong lòng vẫn nung nấu nỗi nhớ Kiều. Cuối cùng, qua bao vất vả tìm kiếm, Kim Trọng và gia đình đã tìm được Kiều trở về đoàn tụ. Nhưng nàng đã từ chối chắp nối mối duyên xưa cùng Kim Trọng, để giữ lại tình cảm bạn bè mãi trong sáng và đẹp đẽ như xưa!
TÓM TẮT TỪNG PHẦN:
Phần I tả chị em Thúy Kiều (từ câu 1- 38) Tóm tắt, khoảng vào thời vua Minh Thế Tông 1522- 1566, trong một gia đình Viên ngoại họ Vương có 3 người con. Thúy Kiều trưởng nữ, Thúy Vân thứ nữ và Vương Quan con trai út. Hai chị em Thúy Kiều mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười. Nhưng so bề tài sắc thì Thúy Kiều lại là phần hơn….
Đường link Truyện Kiều phần I: https://www.youtube.com/watch?v=hpLN46i8cVU
Phần II Kiều du thanh minh (từ câu 39- 132): Tóm tắt, trong một dịp Tết thanh minh, chị em Kiều hòa cùng với những nam thanh nữ tú, trong cảnh du xuân vui vẻ và nhộn nhịp. Khi đi qua mộ Đạm Tiên, một nấm đất bên đường, Kiều đã khóc thương và không khỏi cảm thấy ái ngại cho một kiếp hồng nhan nổi danh tài sắc một thì, mà giờ đây hương khỏi vắng tanh. Vốn là một con người giàu tình cảm và tinh tế, nên Kiều đã liên cảm đến thân phận của mình và của những người phụ nữ nói chung. “Đau đớn thay phận đàn bà, lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.
Đường link Truyện Kiều phần II: https://www.youtube.com/watch?v=RudlkjWeEu4
Phần III Kiều gặp Kim Trọng (từ câu 133- 170): Tóm tắt, trong ngày du xuân của tiết thanh minh, Kiều đã gặp Kim Trọng một người vốn “Vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa”, là con nhà Trâm Anh, và là bạn đồng môn của Vương Quan, từ lâu đã trộm nhớ thầm yêu nàng. Bên cạnh đó, Kim Trọng cũng là người tuy chưa kịp nói với nhau một lời, nhưng sau cuộc gặp gỡ thì “Tình trong như đã, mặt ngoài còn e”. Trong phần này, đại thi hào Nguyễn Du đã dành phần lớn nội dung để giới thiệu Kim Trọng, và những rung động tâm lý của Kiều và Kim Trọng, trong buổi đầu gặp gỡ.
Đường link Truyện Kiều phần III: https://www.youtube.com/watch?v=9iNhvXPShUE
Phần IV Kim Kiều tương tư (từ câu 170 -288): Tóm tắt, khi về đến nhà, Kiều đã nghĩ thật nhiều về cuộc gặp tình cờ với chàng Kim lúc chiều tà. Lòng người thiếu nữ vốn sống êm đềm trướng rủ, màn che, đã có những xáo động. Nàng đã thổn thức tự hỏi: “Người đâu gặp gỡ làm chi/ Trăm năm biết có duyên gì hay không?”. Về phần Kim Trọng, từ khi trở về nhà, “Nỗi nàng canh cánh bên lòng biếng khuây”. Nỗi nhớ nàng Kiều khôn nguôi, vì tương tư Kiều nên chàng quên hết tất cả, thú vui tao nhã hàng ngày của chàng, như đánh đàn, làm thơ: “Trúc se ngọn thỏ, tơ chùng phím loan”. ..
Đường link Truyện Kiều phần IV:https://bit.ly/đăngkýtheodõiConthiênnhiên
Phần V Đính ước (từ câu 289-368): Tóm tắt, chờ đợi và đợi chờ thấm thoắt 2 tuần trăng. Cuối cùng, vào ngày đẹp trời, Kim thoáng thấy dưới cành đào, cách tường có bóng nàng thướt tha xuất hiện. Chàng liền buông đàn, xốc áo vội vàng ra để gặp. Nhưng ra đến nơi thì người đã đi, chỉ còn lại mùi hương thơm nức. Lần dạo quanh, chàng nhác thấy chiếc Kim thoa trên cành đào, giơ tay với lấy, đem về nhà, với hy vọng đó là của nàng Kiều, để mong có cơ, hội ngộ sớm cùng người đẹp. Còn nàng, mặc dù gặp Kim lần đầu bên mộ Đạm Tiên, thì tình trong như đã, mặt ngoài còn e. … Chàng Kim nói và nói, chàng tiếp tục thuyết phục. Lời của chàng có lý, ý của chàng có tình, giọng của chàng nghe êm dịu như ru. Cảm nhận được tình yêu nồng cháy của chàng, dành cho mình. Nàng đã xiêu lòng, chấp nhận cuộc hẹn hò yêu đương. Chàng Kim và nàng Kiều đã trao cho nhau những lời giao ước, gắn bó keo sơn. Những kỷ vật ghi dấu buổi đầu hẹn hò, “Rằng trăm năm cũng từ đây/ Của tin gọi một chút này làm ghi”.
Đường link Truyện Kiều phần V: https://bit.ly/đăngkýtheodõiConthiênnhiên
Phần VI Kiều lần đầu sang nhà Kim (từ câu 369-428):Thời gian trôi đi, nhìn lên tán cây những bông hồng đỏ thưa dần. Thay vào đó là những chiếc lá non xanh mọc ra ngày càng nhiều, báo hiệu mùa xuân qua đi mùa hạ đến “Lần lần ngày gió đêm trăng/ Thưa hồng rậm lục đã từng xuân qua”… Vào một ngày bố mẹ và hai em Kiều đi dự sinh nhật bên ngoài ở xa. Ngẫm đây là cơ hội để gặp chàng Kim, Kiều chuẩn bị một ít thức ăn, vội tìm lối sang nhà người yêu… Gặp nhau thấy dung mạo tươi sáng của chàng Kim, đoán chắc tương lai chàng sẽ hiển vinh. Nhìn lại mình nàng thấy lo cho mình: “Một dày một mỏng biết là có nên?” Chàng trấn an nàng với những lời yêu thương từ đáy lòng. Tâm sự và tâm sự đủ điều, họ càng thấy lòng rộn ràng. Tình yêu thấm vào những chén rượu họ mời nhau, vui uống, tàng tàng, say say!
Đường link Truyện Kiều phần VI: https://bit.ly/đăngkýtheodõiConthiênnhiên
Phần VII Thề nguyền (từ câu 429- 454): Kiêù về tới nhà, nhưng bố mẹ vẫn dở tiệc hoa chưa về… Đêm khuya thanh vắng, trăng đang lên chạm ngọn cây, nàng vội buông rèm cửa rồi đánh đường sang lại nhà người yêu. Lúc này Kim đang thiu thiu ngủ. Tiếng chân khe khẽ của người đẹp đủ làm động giấc hoè đầu hôm của chàng… Khi nghe giọng nàng, chàng Kim mới tỉnh hẳn: “Vội mừng làm lễ rước vào!”. Chàng nối thêm nến vào đài sen, bỏ thêm trầm vào lò đào. Hai người ngồi lại cùng thảo với nhau những lời thề nguyền, trên một tờ giấy hoa tiên. Họ lấy con dao, cắt tóc của nhau, trộn lại và chia làm 2 cho nhau. Rồi dưới ánh trăng vằng vặc giữa trời, hai người cùng đọc với nhau những lời thề nguyền họ mới viết: “Vầng trăng vằng vặc giữa trời/ Đinh ninh hai miệng một lời song song”.. Tình yêu của nàng Kiều, đoạn trích Thề nguyền là một bản tình ca đẹp, một tiếng nói đầy nhân văn, cảm thông với người con gái dám yêu, dám thể hiện tình yêu và dám đấu tranh để có được tình yêu!
Đường link Truyện Kiều phần VII: https://bit.ly/đăngkýtheodõiConthiênnhiên
Phần VIII Kiều lần đầu đánh đàn với Kim Trọng (từ câu 455- 528):Tiếp tục đêm gió mát trăng trong thề nguyền ấy, chàng Kim dè dặt mở lời yêu cầu nàng Kiều đánh đàn. Nàng nhận lời yêu cầu của chàng Kim. Chàng vội lấy cây đàn sau hiên nhà trịnh trọng đưa cho Kiều. Nàng đàn có khúc thì hùng tráng, như khí giới chạm nhau nơi chiến trường khốc liệt “Hán Sở tranh hùng”. Lại có khúc trầm xuống day dứt như chim phượng tha thiết gọi chim hoàng. Có khúc lưu loát tự nhiên như nước chảy mây bay. Khúc lại sầu thảm da diết nỗi buồn chia ly, tựa như khúc Qua quan của nàng Chiêu Quân xưa luyến chúa, nhớ nhà. Tiếng đàn của nàng lúc trong, lúc đục thật phân minh; lúc nhặt, lúc khoan rất rành mạch: “Trong như tiếng hạc bay qua/ Đục như tiếng suối mới sa nửa vời/ Tiếng khoan như gió thoảng ngoài/ Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa”. Ngồi nghe Kiều đàn, lòng chàng Kim thấy nao nao lo buồn. Khi thì chàng ngồi, đầu cúi xuống mà ngẫm nghĩ; khi thì bồn chồn như vò chin khúc ruột; khi thì ủ ê buồn bực cau đôi mày!
Phần XIII (13) Trao duyên (Từ câu 696- 788)
Phần XIV (14) Mã Giám Sinh rước Kiều về nhà trọ (từ câu 779-804)
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.